Từ nguyên Chủ_nghĩa_hiện_sinh

Thuật ngữ Chủ nghĩa hiện sinh được đặt ra bởi nhà triết học Công giáo người Pháp Gabriel Marcel vào giữa những năm 1940.[16][17][18] Lúc đầu, khi Marcel sử dụng thuật ngữ này trong một hội thảo năm 1945, Jean-Paul Sartre đã không công nhận nó.[19] Sartre sau đó đã nghĩ lại và vào ngày 29 tháng 10 năm 1945, ông công khai sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa hiện sinh trong một bài giảng cho Club Maintenant tại Paris. Bài giảng sau đó đã được xuất bản với tên Thuyết hiện sinh là một thuyết nhân bản (L'existentialisme est un humanisme), một cuốn sách ngắn đóng vài trò quan trọng trong việc phổ biến tư tưởng hiện sinh.[20] Marcel sau đó đã từ chối chính tên gọi này để ủng hộ thuật ngữ Chủ nghĩa Socrate mới (Neo-Socratic), để vinh danh bài tiểu luận On The Concept of Irony của Kierkegaard.

Một số học giả cho rằng thuật ngữ này chỉ nên được sử dụng để chỉ phong trào văn hóa ở châu Âu trong những năm 1940 và 1950 liên quan đến tác phẩm của các triết gia Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir, Maurice Merleau-PontyAlbert Camus.[9] Các học giả khác sử dụng thuật ngữ này mở rộng tới thời của Kierkegaard, và những người khác mở rộng nó xa hơn tới tận thời của Socrates.[21] Tuy nhiên, thuật ngữ này thường được sử dụng gắn liền với quan điểm triết học của Jean-Paul Sartre.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_hiện_sinh http://www.tfd.com/despair http://www.nyu.edu/classes/keefer/hell/camus.html http://plato.stanford.edu/archives/sum2009/entries... http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/ http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#... http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#... http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#... http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#... http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#... http://plato.stanford.edu/entries/existentialism/#...